Hồng Trà (Lịch sử hình thành và phát triển)

Hồng Trà (Lịch sử hình thành và phát triển)

HỒNG TRÀ là một loại trà lên men hoàn toàn, là loại trà được làm từ lá búp non của cây trà làm nguyên liệu và được tinh chế qua một loạt các quy trình như làm héo, cán (cắt), lên men và sấy khô. Làm héo là một quá trình quan trọng trong quá trình sản xuất ban đầu của hồng trà. Hồng trà được đặt tên như vậy vì nước trà và nền lá của trà khô có màu đỏ. Các giống hồng trà của Trung Quốc chủ yếu bao gồm: Hồng trà Nhật Chiếu, Kỳ Hồng, Chiêu Bình Hồng, Hoắc Hồng, Điền Hồng, Việt Hồng, Tuyền Thành Hồng, Tô Hồng, Xuyên Hồng, Anh Hồng,... (đặt theo tên địa danh trồng loại hồng trà đó).

 

 

Nguồn Gốc

Cái tên ‘hồng trà’ ra đời ở Thượng Hải. Và hồng trà cũng là một trong những biểu tượng văn hoá nổi bật nhất của thành phố cảng này bên cạnh Thạch Khố Môn và sườn xám. Đến mãi tận ngày nay thì hồng trà vẫn là loại trà được người Thượng Hải ưa chuộng nhất. Mặc dù ở các tỉnh thành lân cận như Chiết Giang và Giang Tô thì trà xanh vẫn là loại trà được ưa chuộng hơn. Hồng Trà từ Thượng Hải đã đi khắp mọi nơi. Và người Thượng Hải vẫn giữ một tình yêu đối với hồng trà.

Nguồn gốc của hồng trà là ở Trung Quốc. Hồng trà sớm nhất trên thế giới được phát minh bởi những người nông dân trồng trà ở vùng trà Vũ Di Sơn, Phúc Kiến vào thời nhà Minh, và nó được đặt tên là "Chính sơn tiểu chủng". Dòng họ Giang ở làng Đồng Mộc, thành phố Vũ Di Sơn là một dòng họ trồng chè đã sản xuất ra loại hồng trà Chính sơn tiểu chủng, tính đến nay có lịch sử hơn 400 năm.

Hồng trà Chính sơn tiểu chủng du nhập vào châu Âu vào năm 1610. Năm 1662, khi Công nương Catherine của Bồ Đào Nha kết hôn với Vua Charles II, của hồi môn của bà có những hộp Hồng trà Chính sơn tiểu chủng của Trung Quốc. Kể từ đó, trà đen được đưa vào Hoàng gia Anh, và uống hồng trà nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hoàng gia Anh.

 

 

Trên thị trường trà London thuở sơ khai của Vương quốc Anh chỉ bán hồng trà Chính sơn tiểu chủng, giá cả cực cao, chỉ giới nhà giàu mới có thể uống loại trà này, trở thành thức uống không thể thiếu của giới thượng lưu ở Anh. Người Anh yêu thích hồng trà, dần dần, uống hồng trà đã phát triển thành một nét văn hóa cao quý và đẹp đẽ và lan rộng ra thế giới.

 

 

Năm 1689, Anh đặt căn cứ ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc và thu mua một lượng lớn chè của Trung Quốc. Nước Anh uống nhiều hồng trà hơn trà xanh, và đã phát triển nền văn hóa hồng trà độc đáo của riêng mình, có liên quan đến các sự kiện lịch sử nói trên. Bởi vì trà mua ở Hạ Môn là hồng bán lên men - "trà Vũ Di", một lượng lớn trà Vũ Di đã tràn vào Vương quốc Anh, thay thế thị trường trà xanh ban đầu, và nhanh chóng trở thành xu hướng chủ đạo của trà Tây Âu. Trà Vũ Di có màu sẫm nên được gọi là "Black tea" (dịch theo nghĩa tiếng Anh là trà đen). Về sau, các chuyên gia về trà đã phân loại trà theo phương pháp pha trà và đặc tính của trà, lá trà đỏ sau khi pha nên trà Vũ Di thuộc loại “Hồng trà” theo tính chất của nó. Nhưng tên gọi thông dụng của người Anh vẫn là “Black tea” (trà đen), chính là Hồng trà theo phân loại của người Trung Quốc.

Sự phát triển của Hồng Trà

Lâm Thương là kho trà của thế giới, và Phong Khánh Điền Hồng là danh thiếp ra thế giới của Lâm Thương. Nhiều người biết đến Phong Khánh bởi hồng trà Điền hồng. Điền Hồng ra đời ở Phong Khánh, trước đây có tên là Thuận Ninh, nằm ở phía tây Vân Nam và phía bắc thành phố Lâm Thương, có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa: khí hậu ôn hòa, đủ nắng, lượng mưa tập trung, khô ẩm rõ rệt. Được mệnh danh là “núi cao bao nhiêu, nước cao bấy nhiêu, bốn mùa như xuân”.

 

 

Hồng Trà là 1 trong những loại trà có lượng tiêu thụ lớn nhất trên thế giới, Từ sớm Hồng Trà đã được chế biến tại Thụy An, Tỉnh Phúc Kiến (nay là thành phố Vũ Di Sơn). Vào năm Thanh Quan tự ( vào năm công nguyên 1875) Dư Can Thần bãi quan về qua nhà ở Phúc Kiến kinh doanh buôn bán, lấy hồng trà cùng công nghệ chế tạo đem tới An Huy Chí Đức ( nay là huyện Đông Chí), ở phố Nghiêu Độ mở cửa hàng kinh doanh trà, dựa theo “Mân Hồng” ( ở Phúc Kiến có con sông tên là Mân Giang) mà sản xuất Hồng Trà, va đạt được thành công vang dội. Năm 1876 có 3 khu vực sản xuất Hồng Trà lớn đó là Kỳ Môn – An Huy – Hồ Nam Đài Loan. Đến thế kỷ 19 vào những năm 80, Hồng Trà của Trung Quốc trở thành sản phẩm chủ lực để xuất khẩu, trên thị trường quốc thể từng chiếm vị trí thống trị.

 

 

Công đoạn làm trà

Làm héo: trà sau khi được hái sẽ được làm héo dưới nhiệt độ phòng hoặc dưới ánh sáng mặt trời giúp cho lá trà mềm  dẻo, phải những người có kinh nghiệm mới có thể biết được đâu là độ héo phù hợp.

Vò Trà: Đây là công đoạn quan trọng nhất khi làm hồng trà, người làm trà thường dùng tay ( số ít là dùng máy móc công nghệ hiện đại) để vò trà, điều này giúp trà tiết bớt nước ra ngoài, lá trà được mềm hơn.

Lên men: Trà sau khi được vò thường được trải lên sàng ( rổ hoặc khay) siết chặt lại rồi dùng một tấm phải phủ lên trên. Công đoạn này giúp gia tăng độ ẩm , nhiệt độ trong trà từ đó thúc đẩy quá trình lên men – các enzyme hoạt động làm cho Polyphenol trong trà được biến đổi hoàn toàn , lá trà từ màu xanh lục chuyển sang màu hồng nâu. Thời gian lên men thích hợp là từ 3 – 5 tiếng, đặc biệt  phải luôn duy trì nhiệt độ ủ trà khoảng 20-25 °C với độ ẩm khoảng 90%.

 

 

Hong khô: Lá trà sau khi được lên men được trải đều lên sàng để hong khô, nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc mà không làm biến đổi các chất có lợi trong trà. Ngày trước công đoạn này thường được làm thủ công, người ta treo những sàng trà lên cao rồi dùng gỗ cây tùng đốt ở phía dưới, nhiệt độ lửa phải đều , không được quá cao, phải dùng lửa sao cho khéo để trà không bị chín quá, hay bị bám muội đen than củi. Ngày nay với công nghệ hiện đại, để tiết kiệm nhân công và để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, người ta thường đưa trà vào các lò sấy với nhiệt độ được chỉnh sẵn. Công đoạn này thường phải mất 1 tuần hương mới xong.

Lưu trữ: Trà thường được cất giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm hay nhiệt độ cao. Không nên để trà cùng với các chất tẩy rửa hay để lẫn các loại trà với nhau. Sau khi mở nắp, trà nên được sử dụng hết, tránh để lâu sẽ bị mất đi hương vị của trà. Quý trà nhân có thể sử dụng các bình đựng trà sứ hoặc bình đựng trà tử sa để lưu giữ và bảo quản trà tốt nhất.

Lợi ích của Hồng Trà

Về cơ bản thì tất cả các loại trà đều chia sẻ những thành phần gần giống nhau. Thế nên lợi ích cho sức khoẻ của hồng trà cũng sẽ phần nào giống với các loại trà khác, như trà xanh chẳng hạn. Tuy nhiên, do được lên men nên hồng trà sẽ mất đi một số thành phần đặc trưng của lá trà tươi. Và cũng sẽ có những thành phần riêng biệt. Và những thành phần này tất nhiên sẽ có những lợi ích sức khoẻ riêng.

 

 

Khác với trà xanh thì các loại trà được lên men như hồng trà có chứa nhiều nhóm chất theaflavin và thearubigin. Và hai nhóm chất này đều có khả năng chống oxy hoá rất tốt. Hồng trà giúp giảm cân và béo phì

Thành phần theaflavin có trong hồng trà được tin là có khả năng làm giảm sự tích tụ của mỡ. Nhất là ở các bộ phận dễ hình thành mỡ như bụng, mông hay đùi. Ngoài ra hồng trà còn giúp ức chế quá trình tổng hợp acid béo và kích thích quá trình oxy hoá chất béo (đốt mỡ)

 

Những tác dụng này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng như béo phì.

Hồng trà giúp giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể như: bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, các bệnh về đường tim mạch, các bệnh về thận và trầm cảm

Hồng trà được tin là có thể làm giảm nồng độ đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hoá đường nhanh hơn. Khả năng này của hồng trà được xem là tương đương với trà xanh

 

 

Việc ăn thực phẩm có chứa quá nhiều đường như nước uống đóng chai hay bánh kẹo sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thế nên khi uống hồng trà thì bạn không nên thêm đường hay sữa đặc có đường. Nếu dùng sữa tươi không đường và ít béo thì cũng được, nhưng uống nước trà không thì vẫn là tốt nhất.

 

← Bài trước Bài sau →